Đang trong đợt cao điểm của mùa nắng nóng. Khu vực Bắc bộ và Trung bộ đã trải qua đợt nắng nóng kéo dài suốt hơn 1 tuần qua. Công nhân Công ty Điện lực Điện Biên tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng.
Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Trước diễn biến thời tiết, khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt, nhìn lại cao điểm mùa khô các năm 2016 - 2017 đã trải qua một số đợt nắng nóng, thậm chí nắng nóng còn kéo dài sang các tháng 7 và 8, nhiệt độ nhiều nơi đã lên tới trên 40 độ C, gây mất điện cục bộ ở một số khu vực. Nguyên nhân được chỉ ra là do không ít hộ gia đình sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện dẫn đến quá tải, nhảy aptomat, dẫn đến mất điện… Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định: cao điểm mùa nắng nóng 2018 sẽ còn tiếp diễn trong các tháng 5, 6, 7. Nhiệt độ cao nhất trong năm 2018 tại các tỉnh Bắc bộ có thể đạt tới mức 39 độ C. Cá biệt một số nơi như Sơn La, Hòa Bình có thể xuất hiện nắng nóng 40 độ C. Tại miền Trung, nắng nóng có thể gay gắt hơn, có nơi có thể xảy ra nhiệt độ quanh ngưỡng 41-42 độ C. Đây là thời điểm được cảnh bảo là căng thẳng nhất trong năm về mặt cung cấp điện toàn hệ thống.
Ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ có những trao đổi, tư vấn sử dụng điện hiệu quả trong thời gian cao điểm nắng nóng cho độc giả.
PV: Xin ông cho biết về tình hình cung cấp điện trong đợt cao điểm nắng nóng vừa qua ở khu vực miền Bắc và Trung bộ cũng như kế hoạch của EVN trong việc đảm bảo cấp điện trong các tháng 5,6,7 – là thời gian diễn ra cao điểm nắng nóng?
Ông Trần Viết Nguyên: Theo dự báo, các tháng 5-6 là thời gian cao điểm của mùa khô và là thời điểm căng thẳng nhất trong năm về mặt cung cấp điện toàn hệ thống (với mức tăng trưởng dự kiến khoảng 12,5% so với cùng kỳ, phụ tải của hệ thống có thể đạt bình quân tới 650 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất toàn hệ thống có thể lên tới 34.300MW). Thời tiết cực đoan (nắng nóng) dẫn tới tăng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng cho mục đích làm mát. Việc này dẫn đến khả năng đầy tải, quá tải hệ thống điện ở một số khu vực, căng hơn có thể dẫn tới mất sự cố mất điện. EVN đã chủ động xây dựng các phương án ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, kể cả lúc thời tiết cực đoan nhất.
PV: Thưa ông, trong nhiều năm qua, mô hình tiết kiệm điện được triển khai hiệu quả tại các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực. Ông có nhận định gì về mô hình này?
Ông Trần Viết Nguyên: Thời gian qua, các TCTĐL/CTĐL đã và đang triển khai nhiều mô hình TKĐ: như “Gia đình tiết kiệm điện”, “tiết kiệm điện trong trường học”, “Tiết kiệm điện trong chiếu sáng”, “Tiết kiệm điện trong nuôi trồng hải sản”, “tiết kiệm điện theo mô hình ESCO” v.v…
Thứ nhất, các mô hình tiết kiệm điện đều mang lại hiệu quả cao trong việc thay đổi nhận thức của cộng đồng trong sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; kết quả thực hiện các mô hình đều cho tiềm năng tiết kiệm điện lớn (từ 10 – 40%).
Thứ hai, việc triển khai mô hình TKĐ giúp các đ/v Điện lực đánh giá, rút kinh nghiệm, cũng như kiến nghị lên các cơ quan quản lý nhà nước để hoàn thiện cơ chế/chính sách nhằm nhân rộng mô hình.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp và đồng thuận giữa các đơn vị điện lực với các tổ chức, chính trị - xã hội, đoàn thể và cộng đồng trong triển khai thực hiện các chương trình SDNLTK&HQ theo chủ trương của Nhà nước.
PV: Thưa ông, sử dụng điện cho sản xuất và công nghiệp lớn. Ngành điện đã thực hiện việc tuyên truyền tiết kiệm điện đối với các đối tượng này như thế nào?
Ông Trần Viết Nguyên: Chúng tôi phổ biến, tuyên truyền các quy định của nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (NLTK&HQ) nói chung và tiết kiệm điện nói riêng. Ví dụ: luật SDNLTK&HQ, Nghị định, thông tư hướng dẫn, Chỉ thị tiết kiệm điện của Thủ tướng chính phủ, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc danh mục “cở sở sử dụng năng lượng trọng điểm”; các quy định về mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với các thiết bị sử dụng trong SX, CN.
Tư vấn cho khách hàng các giải pháp tiết kiệm năng lượng/tiết kiệm điện cho khách hàng. Tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về giải pháp TKNL/TKĐ cho khách hàng. Ví dụ: tư vấn sử dụng điện tiết kiệm; hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm; lắp đặt công tơ giá 3 giá; cung cấp một số giải pháp tiết kiệm điện cho khách hàng theo mô hình Công ty dịch vụ năng lượng (ESCO), v.v… Theo dõi tình hình tiêu thụ điện của doanh nghiệp sản xuất, công nghiệp; Làm việc trực tiếp với khách hàng để thống nhất nhu cầu công suất sát với tình hình thực tế, vận hành của doanh nghiệp qua đó để đảm bảo cấp điện ổn định cho khách hàng cũng như vận hành hệ thống điện được thuận lợi từ phía CTĐL.
PV: Công tác tuyên truyền
tiết kiệm điện (TKĐ) được EVN chú trọng ra sao, đặc biệt trong các thời gian diễn ra cao điểm nắng nóng ?
Ông Trần Viết Nguyên: Chúng tôi xác định công tác tuyên truyền TKĐ làm một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tập đoàn và các đơn vị. EVN và các đơn vị đã và đang phối hợp tích cực với các cơ quan truyền thông, báo chí, phát thanh và truyền hình; các tổ chức chính trị - XH các cấp từ TW tới địa phương để thực hiện các chương trình tuyên truyền TKĐ.
Tập đoàn đã chỉ đạo các đ/v trực thuộc thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về SDNLTK&HQ, đặc biệt là Chỉ thị 34/CT-TTg của TTCP về tăng cường TKĐ, ngày từ đầu năm Tập đoàn đã chỉ đạo các Đ/v trực thuộc tăng cường tuyên truyền, tư vấn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tới toàn thể các khách hàng sử dụng điện trên cả nước.
Vào thời gian diễn ra cao điểm nắng nóng T 5, 6, 7 chúng tôi cũng đã có các thông cáo báo chí về diễn biến thời tiết bất thường, nắng nóng (38 – 42 độ), kèm theo các khuyến cáo các cơ quan, công sở và người dân cần triệt để sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt khi sử dụng điều hòa nhiệt độ cần lưu ý để ở chế độ tối ưu, chỉ nên đặt ở mức 26 độ C trở lên, để vừa đảm bảo tiết kiệm điện cho khách hàng, vừa giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện, đồng thời cũng hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến.
PV: Việc đảm bảo điện cho khu vực miền Nam nói riêng, cả nước nói chung được EVN thực hiện như thế nào?
Ông Trần Viết Nguyên: EVN đã khẩn trương, bằng mọi giải pháp đưa các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo, trung đại tu… (các công trình nguồn điện và ĐZ và TBA 550kV, 220kV, 110kV…) vào vận hành đúng tiến độ, đóng điện càng sớm càng tốt, đặc biệt ưu tiên các công trình điện (ĐZ, Nguồn điện) ở khu vực phía Nam. Giao cho Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) xây dựng các kịch bản vận hành chi tiết cho các ngày cực đoan (nắng nóng), xây dựng các phương án ứng phó và tổ chức diễn tập cho các trường hợp vận hành và sự cố. Tăng cường tà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống (các cấp điện áp Cao, Trung, Hạ thế) về điều kiện vận hành của hệ thống…khắc phục các khiếm khuyết, tồn tại (nếu có); sử lý các ĐZ, TBA mang tải cao…, thực hiện các giải pháp chống quá tải (MBA). Tăng cường và nghiêm túc chấp hành chế độ trực ban, trực vận hành đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt (giao nhiệm vụ cho lãnh đạo đơn vị, trực vận hành và trực tiếp chỉ đạo); bố trí đầy đủ vật tư, thiết bị dự phòng, phương tiện và lực lượng để xử lý nhanh khi có sự cố xảy ra. Chỉ đạo các Trung tâm CSKH (5 TT) tăng cường giao dịch viên phục vụ đảm bảo tiếp nhận và giải quyết kịp thời các yêu cầu, phản ánh và kiến nghị của khách hàng về sự cố, mất điện, chỉ số công tơ, hóa đơn tiền điện và các dịch vụ khác trong giai đoạn nắng nóng. Lãnh đạo đơn vị Điện lực phải tổ chức kiểm tra, xác minh và trực tiếp giải quyết ngay trong ngày. Đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng; thông tin cảnh báo cho khách hàng về hiện tượng tiêu thụ điện tăng đột biến trong các tháng nắng nóng để phối hợp điều chỉnh mức tiêu thụ hợp lý. Tư vấn, hỗ trợ khách hàng sử dụng điện án toàn, tiết kiệm và hiệu quả như: không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện vào giờ cao điểm; đặt nhiệt độ điều hòa ở mức kinh tế nhất (26 độ C).
PV: Thưa ông, vì sao ngành điện khuyến cáo khách hàng hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm (từ 9h30 đến 11h30, từ 17h đến 20h), đặc biệt là trong mùa nắng nóng? Liệu có phải sử dụng điện vào giờ cao điểm sẽ tốn điện năng hơn những thời điểm khác?
Ông Trần Viết Nguyên: Giờ cao điểm khách hàng thường sử dụng nhiều điện dẫn tới công suất sử dụng điện tăng rất lớn, đặc biệt là vào mùa nắng nóng… Để có đủ nguồn điện đáp ứng được nhu cầu này, ngành điện phải huy động nhiều nhà máy điện, và có thể phải huy động những nguồn điện chạy bằng dầu với giá cao (gấp khoảng 3 lần so với nguồn điện khác) dẫn tới không hiệu quả về mặt kinh tế và vận hành hệ thống. Ngược lại, trong các giờ khác (nhất là từ 22 giờ đến 04 giờ sáng hôm sau) mức sử dụng điện giảm xuống quá thấp (thấp điểm). Như vậy, nếu chúng ta hạn chế sử dụng điện bằng cách thay đổi kế hoạch SXKD, tiêu dùng sang thấp điểm thì chúng ta vẫn đảm bảo được hiệu quả SXKD và giảm được phí phí do phải sử dụng giá điện giá cao. Ngoài ra, do giá điện (sản xuất và kinh doanh) vào khung giờ cao điểm sẽ cao hơn khung giờ bình thường và thấp điểm nên hạn chế sử dụng điện ở giờ cao điểm, khách hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí tiền điện.
Sử dụng điện vào giờ cao điểm sẽ không tốn điện năng hơn ở những thời điểm khác trong ngày.
PV: Thưa ông, vậy khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các doanh nghiệp nên tận dụng giờ thấp điểm như thế nào để tiết kiệm điện hiệu quả nhất?
Ông Trần Viết Nguyên: Do cơ chế giá điện bán lẻ áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh theo 3 mức giá: (i) thấp điểm ; (ii) bình thường và (iii) cao điểm . Do vậy, hạn chế tối đa sử dụng điện vào giờ cao điểm và giờ bình thường sẽ giảm được chi phí tiền điện đáng kể cho khách hàng (ví dụ: khách hàng kinh doanh, sử dụng cấp điện áp dưới 6kV, giá điện thấp điểm là 1.497đ/kWh; trung bình 2.461đ/kWh và cao điểm là 4.233đ/kWh. Như vậy, giá điện thấp điểm chỉ bằng 35% giá điện cao điểm; giá điện giờ trung bình bằng 58% giá điện cao điểm). Nếu doanh nghiệp sử dụng điện vào giờ thấp điểm sẽ tiết kiệm được khoảng 2.700đ/kWh so với giá cao điểm hoặc tiết kiệm được 65% tiền điện so với giá cao điểm.
Để SXKD có hiệu quả, khách hàng doanh nghiệp (SX & KD) cần quan tâm bố trí nguồn lực và kế hoạch SXKD vào khung thời gian điểm thấp điểm hoặc bình thường thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí tiền điện.
PV: Thưa ông, cên cạnh tận dụng giờ thấp điểm, các doanh nghiệp cần phải làm gì để tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng?
Ông Trần Viết Nguyên: Trong mùa nắng nóng, do nền nhiệt tăng cao nên các thiết bị làm mát, đặc biệt là hệ thống điều hòa không khí sẽ vận hành nhiều hơn. Do đây là loại thiết bị sử dụng nhiều điện năng nên việc vận hành tối ưu các thiết bị làm mát sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng và chi phí tiền điện cho khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng quạt gió, quạt phun sương thay thế điều hòa; sử dụng điều hòa ở nhiệt độ hợp lý (25 - 26 độ C vào ban ngày và 27 - 28 độ C vào ban đêm); lắp thêm các thiết bị theo dõi và kiểm soát nhiệt độ tự động cho hệ thống điều hòa không khí; sử dụng gió tự nhiên (khi có thể). Ngoài ra, khách hàng cũng cần quan tâm bảo dưỡng, bảo trì và vệ sinh các thiết bị làm mát định kỳ trước mùa nắng nóng sẽ làm thiết bị chạy ổn định hơn, hiệu suất tốt hơn và tiết kiệm điện hơn.
Mọi phản ánh, kiến nghị của khách hàng về dịch vụ điện (mất điện, sự cố, an toàn, tiết kiệm điện, v.v…), quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới một trong 5 Trung tâm CSKH qua các số điện thoại sau đây:
Miền Bắc: 1900 6769
Miền Trung: 1900 1909
Miền Nam: 1900 1006
Tp. Hà Nội: 1900 1228
Tp. HCM: 1900 545454
Hoặc vào trang web của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: evn.com.vn, Icon.com.vn để biết thông tin.
PV: Thưa ông, vào thời điểm mùa nắng nóng, có rất nhiều khách hàng có những thắc mắc là “hóa đơn tiền điện tăng cao” theo ông, vì sao lại có thực tế này?
Ông Trần Viết Nguyên: Thứ nhất, vào thời điểm nắng nóng, chúng ta có xu hướng sử dụng nhiều thiết bị làm mát hơn bình thường. Đặc biệt là điều hòa không khí, là một trong những thiết bị sử dụng nhiều điện nhất trong gia đình (điều hòa có thể chiếm tới hơn 30% tổng lượng điện năng tiêu thụ trong gia đình). Nhiều gia đình không bật 1 mà nhiều cái điều hòa cùng một lúc, dẫn tới tiền điện tăng gấp nhiều lần, có thể tới 4 lần, 500k tới 2tr). Ví dụ: chúng ta dùng 01 điều hòa 12k BTU (CS 3,5kW, giá điện 2.000đ/kWh, dùng 12h/ngày (7h tối tới 7h sáng) thì mỗi tháng tăng thêm 2,5 triệu đồng/tháng).
Thứ hai, do giá điện sinh hoạt được áp dụng theo cách tính giá bậc thang, nên nếu khách hàng sử dụng càng nhiều điện thì số tiền chi trả càng cao (ví dụ: giá lẻ điện sinh hoạt bậc một là 1.500 (1.549) đồng/kWh, trong khi đó giá điện bậc 6 đắt hơn gần 1,5 lần so với bậc 1 (2.120 đồng). Vì thế, nếu khách hàng sử dụng từ 401 kWh trở lên sẽ phải trả mức giá điện sinh hoạt ở bậc thang số 6, số tiền này có khi chiếm một nửa tổng tiền mà khách hàng phải trả.
PV: Bên cạnh những thắc mắc khách hàng về việc hóa đơn tiền điện tăng cao, một vấn đề nhiều khách hàng quan tâm, vì sao, các thiết bị điện như tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ sử dụng trong mùa nắng nóng thường tiêu hao điện năng hơn những mùa khác trong năm?
Ông Trần Viết Nguyên: Thứ nhất, do mùa hè có thời tiết nắng nóng nhiều hơn các mùa khác nên thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy điều hòa không khí sẽ được sử dụng nhiều hơn và thường xuyên hơn, dẫn tới điện năng tiêu thụ nhiều hơn.
Thứ hai, do nhiệt độ tăng cao (ví dụ: 38 - 40 độ C) sẽ làm cho dàn nóng các thiết bị này phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo hiệu quả làm mát cho dàn lạnh, điều này cũng dẫn tới tiêu hao điện năng nhiều hơn.
PV: Mùa nắng nóng, ông có lời khuyên gì dành cho các doanh nghiệp và hộ gia đình trong sử dụng điện, để tiết kiệm chi phí tiền điện hiệu quả?
Ông Trần Viết Nguyên: Thứ nhất, quý khách hàng nên lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn ngôi sao năng lượng hoặc nhãn năng lượng (càng nhiều sao càng tiết kiệm); tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng đèn LED thay thế đèn huỳnh quang compact; điều hòa nhiệt đó có biến tần, vận hành các thiết bị điện một cách tối ưu, hợp lý và tiết kiệm, v.v…
Thứ hai, sử dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ ở chế độ hợp lý như: đặt nhiệt độ ở 25 - 26 độ C (ban ngày) và 27 – 28 độ C (ban đêm); sử dụng chung phòng điều hòa (vừa tiết kiệm điện vừa gắn kết thành viên gia đình tốt hơn); kết hợp vận hành điều hòa và quạt gió/quạt hơi nước cùng lúc giúp giảm bớt công suất của điều hòa; khi sử dụng điều hòa, không để hở không khí ra bên ngoài bằng cách đóng kín các cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào, v.v…).
Thứ ba, sử dụng tủ lạnh hợp lý, đúng cách như: không đặt nhiệt độ quá lạnh, hạn chế số lần mở tủ lạnh để giảm lượng khí lạnh bay ra bên ngoài, kiểm tra gioăng cao su, cửa tủ phải kín để giữ nhiệt.
Thứ tư, giá bán lẻ điện cho sinh hoạt là giá điện bậc thang (6 bậc), bậc càng cao thì giá càng cao, mức chênh lêch giá giữa các bậc với nhau tương đối cao (ví dụ: giá điện của bậc 1 và 2 chỉ bằng khoảng 60% giá điện của bậc 5 và 6), do vậy quý khách hàng cần lưu ý để sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Ngoài ra, quý khách hàng có thể tra cứu, tham khảo trực truyến về mức độ sử dụng điện hàng tháng của mình thông qua hệ thống chăm sóc khách hàng của các Công ty Điện lực để có các giải pháp sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm hơn.
Tư vấn về cách sử dụng các thiết bị điện trong gia đình:
- Sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị điện sẽ gây ra những nguy cơ gì?
Khi chúng ta sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc, đặc biệt là các thiết bị điện có công suất lớn như điều hòa nhiệt độ, bếp từ, bình NN, bàn là…dẫn tới hệ thống điện trong gia đình có thể sẽ bị quá tải, attomat (cầu chì bảo vệ) sẽ tự cắt, mất điện, hoặc có thể bị chập cháy do dây điện bị nóng, phát nhiệt…
- Cách sử dụng điều hòa nhiệt độ như thế nào?
Thứ 1, “bảo trì điều hòa”: vệ sinh định kỳ (3 – 4 tháng/lần đối với hộ gia đình hoặc 6 tháng/lần nếu điều hòa chỉ hoạt động 6 – 8 tiếng/ngày), đặc biệt là trước mùa nắng nóng sẽ làm cho máy điều hòa hoạt động tốt hơn, hiệu suất cao hơn và tiết kiệm điện hơn. Chúng ta có thể tự làm được: dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh để làm sạch bụi bẩn; vệ sinh lưới lọc không khí (bằng nước, sau đó làm khô); vệ sinh giàn nóng bằng bơm nước áp lực cao.
Thứ 2, đặt chế độ vừa phải, lý tưởng nhất là đặt nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 4 – 5 độ. Thông thường đặt 25 – 26 độ ban ngày và 27 – 28 độ ban đêm. Kết hợp sử dụng chức năng hẹn giờ tắt và tự động điều chỉnh nhiệt độ.
Thứ 3, sử dụng điều hòa có biến tần > tiết kiệm điện; dán nhãn “ngôi sao năng lượng” hoặc nhãn tiết kiệm năng lượng (càng nhiều sao, càng tiết kiệm).
Thứ 4, đảm bảo phòng phải kín, đóng cửa kính, cửa ra vào, tránh thất thoát không khí mát ra bên ngoài. Khi sử dụng điều hòa, không để hở không khí ra bên ngoài bằng cách đóng kín các cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào, v.v…
Thứ 5, chúng ta nên sử dụng ít điều hòa (khi nào có thể), sử dụng chung phòng điều hòa (vừa tiết kiệm điện vừa gắn kết thành viên gia đình tốt hơn); kết hợp vận hành điều hòa và quạt gió/quạt hơi nước cùng lúc giúp giảm bớt công suất của điều hòa.
- Sử dụng điện đạt hiệu quả cao nhất…
+ Tắt điện khi không sử dụng, rút phích cắm/tắt nguồn (không để chạy chế độ chờ), vẫn tốn điện.
+ Sử dụng các thiết bị có dán nhãn năng lương, các thiết bị có hiệu suất cao, tiết kiệm điện.
+ Hạn chế sử dụng các thiết bị điện vào giờ cao điểm;